Thực phẩm giúp cải thiện chứng hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Triệu chứng mệt mõi, hoa mắt và chóng mặt là biểu hiện của những chứng bệnh như: viêm tai trong, đau nữa bên đầu, hạ đường huyết, rối loạn tiền đình, xuất huyết não… Và rất thường xảy ra ở những người mắc bệnh thiếu máu dinh dưỡng, nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu sắt. Sắt là chất có nhiều trong thực phẩm hàng ngày.

Những người thường xuyên bị mệt mõi, hoa mắt và chóng mặt cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết. Vậy nên ăn và uống như thế nào để cải thiện bệnh này? Bài biết bên dưới sẽ thông tin đến mọi người những thực phẩm dinh dưỡng giúp cải thiện chứng hoa mắt chóng mặt hiệu quả, hãy theo dõi nhé!

Những biểu hiện của triệu chứng thiếu máu dinh dưỡng

Người bị thiếu máu dinh dưỡng thường mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức, da xanh xao, niêm mạc mắt, lợi và da lòng bàn tay nhợt nhạt…

Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, trong đó chủ yếu là thiếu máu do thiếu chất sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra khi người bệnh có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt; sử dụng chất ngăn cản hấp thu sắt; Phụ nữ mất máu khi hành kinh, khi sinh đẻ…

Hoa mắt chóng mặt
Thiếu máu dinh dưỡng gây ra hoa mắt chóng mặt

Chế độ dinh dưỡng trong việc phòng và điều trị thiếu máu

Ăn đủ chất khoáng và những vitamin cần thiết

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể: Ăn đa dạng và đảm bảo ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm chất bột; chất đạm; chất béo; vitamin và chất khoáng.

Ngoài ra, nước là thành phần quan trọng giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Mỗi người nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cân bằng cơ thể. Uống nước sẽ giúp bài tiết các độc tố, nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt một cách dễ dàng.

Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt

Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứa nhiều sắt như: thịt; gan; trứng; tiết; các loại rau như dền, ngót, muống, đậu đỗ các loại đậu.

Thực phẩm giàu sắt
Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt

Tăng cường những thực phẩm giúp hấp thu chất sắt

Tăng cường rau xanh và các loại quả tươi giàu vitamin C; như: cam, chanh, bưởi, táo, đu đủ, chuối…; để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Không nên uống nước trà đặc quá gần bữa ăn; chỉ nên uống cách sau bữa ăn từ 2 giờ trở đi vì chất tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu sắt.

Lưu ý đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ khi mang thai phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ; uống bổ sung viên sắt và acid folic theo đúng chỉ định của thầy thuốc. Sau khi sinh cần cho trẻ bú sớm; thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng; và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất sắt từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Những loại thực phẩm cần tránh

Nồng độ cồn trong bia rượu và chất caffein trong cà phê là những chất kích thích góp phần làm tăng thêm chứng đau đầu; chóng mặt; buồn nôn. Vì vậy, hãy tránh sử dụng các loại đồ uống này nếu không muốn tình trạng hoa mắt, chóng mặt trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Trả lời