Trẻ sơ sinh với các hệ cơ quan đang trong quá trình hoàn thiện và nhạy cảm với những tác động từ môi trường xung quanh sẽ dễ gây bệnh. Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh xuất hiện thường xuyên, nhiều phụ huynh cho đây là căn bệnh thông thường. Nhưng ngược lại, đây là căn bệnh gây tử vong cao thứ 2 ở trẻ nhỏ. Phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nhận biết và điều trị tiêu chảy ở trẻ. Điều trị sớm sẽ giúp bé khỏe mạnh, hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy đang được xem là căn bệnh gây tử vong thứ 2 ở trẻ nhỏ. Với 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Do đó, hơn ai hết các bà mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để có được phương pháp điều trị phù hợp.
Tiêu chảy cấp thường lây truyền qua đường phân – miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh. Một số tập quán tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền tác nhân gây bệnh như: trẻ bú bình không hợp vệ sinh, không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, xử lý phân không hợp vệ sinh.
Dấu hiệu nhận biết
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có những biểu hiện sau:
- Khi đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.
- Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày.
- Trẻ chán ăn, dễ quấy khóc.
Nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa phần là do 4 nguyên nhân sau:
Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây nên căn bệnh này. Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ thường do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Loại virus gây tiêu chảy này không cần điều trị và có thể tự khỏi ở một số trẻ, nhưng với trường hợp trẻ tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì thường phải chữa bằng kháng sinh. Ngoài ra với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.
Trẻ bị dị ứng thực phẩm
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thẻ do bị dị ứng với protein có trong sữa công thức. Hoặc cũng có trường hợp di ứng với thức ăn đóng hộp khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Trước khi cho bé ăn thử thực phẩm nào mẹ nên xem phản ứng của trẻ đối với thực phẩm đó để tránh nguy hiểm.
Khả năng tiêu hóa kém
Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa thì khả năng dung nạp thức ăn sẽ bị giảm. Do đó, dưỡng chất có trong các loại thức ăn không đi được vào máu mà lại nằm lại trong ruột. Từ đó khiến cơ thể bị thiếu chất, dạ dày hoạt động kém đi. Dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Hệ tiêu hóa non nớt
Một số trẻ bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa vẫn còn non nớt và nhạy cảm với các thay đổi. Nó có khi chỉ đơn giản là việc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức. Hay như lần đầu tiên ăn dặm thì hiện tượng này cũng có thể xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhất.
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Khi trẻ có những biểu hiện tiêu chảy nói trên mẹ cần:
- Để bù lượng nước đã mất hãy cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường.
- Ngoài sữa, bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước sôi để nguội mỗi ngày.
- Sau mỗi lần trẻ đi ngoài hãy cho trẻ uống thêm 50-100ml oresol.
- Đồng thời mẹ cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
- Khi cho con bú hay thay tã mẹ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng cần đứa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám:
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy 2 ngày mà không khỏi.
- Bụng trẻ có dấu hiệu đau khi ấn.
- Trẻ bị nôn, không thể ăn uống.
- Sốt cao.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như mắt, lưỡi khô, khóc không có nước mắt.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc tìm hiểu kỹ về bệnh này sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong khâu phòng bệnh.