Nếu bạn nghĩ những căn bệnh về huyết áp chỉ gặp ở người cao tuổi thì quá sai lầm. Những người trẻ tuổi khỏe mạnh nếu không quan tâm đến sức khỏe cũng rất dễ mắc bệnh hạ huyết áp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh, có thể do những nhân tố từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày tác động hoặc do vấn đề bẩm sinh trong cơ thể. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà chọn biện pháp điều trị cho phù hợp. Người bệnh hạ huyết áp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng về huyết áp, tim mạch rất nguy hiểm.
Hạ huyết áp gây nguy hiểm cho cơ thể
Hạ huyết áp là một tình trạng bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở cả những người khỏe mạnh. Do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Huyết áp thấp thường ở dưới mức 90mmHg, gây ra các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu. Hạ huyết áp đôi khi xuất hiện và tự ổn định trở lại khiến nhiều người lơ là. Không thực sự chú ý đến nguyên nhân gây bệnh. Có không ít trường hợp huyết áp tụt nhanh dẫn đến tình trạng oxy lên não bị cảm trở. Gây thiếu hụt chất dinh dưỡng và dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Hạ huyết áp có thể khiến dòng máu mang oxy và dinh dưỡng lên não bị giảm xuống đột ngột quá mức, gây ra cơn đột quỵ não. Giai đoạn đầu, người bệnh có biểu hiện đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ hoặc mất thị lực, khó nói, chóng mặt, lú lẫn, tê liệt một bên cơ thể, giảm dần khả năng tập trung, phân tích và ghi nhớ.
Những nguyên nhân chính gây hạ huyết áp
Thiếu nước giúp cân bằng điện giải
Nước là thành phần quan trọng giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, mất nước, thiết hụt nước nghiêm trọng gây mất cân bằng điện giải, mất đi lượng ion ổn định sinh ra hiện hạ huyết áp nhanh chóng. Không bổ sung nước kịp thời có thể dẫn đến các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
Mất máu quá nhiều
Khi thiếu hụt lượng lớn máu, máu không đủ sản xuất kịp thời. Cho quá trình hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể. Cũng như không đủ lượng máu bơm lên não, dẫn đến tình trạng huyết áp tụt đột ngột. Điều đó gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, suy tim.
Tim đập nhanh đột ngột
Đôi khi nhịp tim đột ngột nhanh hơn bình thường khiến các tâm thất của tim không được co bóp theo tốc độ ổn định. Nguyên nhân có thể là do tâm thất không nhận đủ lượng máu cần thiết trước bị co bóp, lượng máu trong mạch bị giảm, làm hạ huyết áp.
Cơ tim yếu bẩm sinh
Cơ tim yếu là một trong những nguyên nhân bẩm sinh khiến người bệnh dễ bị hạ huyết áp. Khi cơ tim yếu, việc bơm máu đến tim thường gặp trở ngại. Khiến lượng máu được bơm bị giảm xuống. Ngoài ra những nguyên nhân như suy tim, nhiễm trùng virus đi vào tim cũng khiến cơ tim yếu, hạ huyết áp, gây đột quỵ ngay tức khắc.
Tim bị tắc nghẽn
Người mắc các bệnh về tim và xơ vữa động mạch có thể khiến dòng điện trong tim bị tổn hại. Gây cản trở các tín hiệu đi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Chính vì vậy tim thường co bóp một cách bất thường, huyết áp theo đó bị ảnh hưởng, dễ bị tụt thấp.
Nhiễm trùng do bị virus xâm nhập
Nếu cơ thể bị một loại vi khuẩn có hại xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, khả năng sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến mạch máu, tác động đến tốc độ dẫn truyền có thể khiến huyết áp bị tụt nhanh chóng. Trường hợp này rất nguy hiểm bởi nếu huyết áp bị tụt dưới mức nguy hiểm, nguy cơ sốc, đau tim và đột quỵ là rất cao.
Bà bầu dễ hạ huyết áp
Mang thai thường khiến nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Thường phải đối mặt với tình trạng hạ huyết áp do căng thẳng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện tình trạng tụt huyết áp đúng thời điểm sinh nở, rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nội tạng bị viêm nhiễm
Khi các nội tạng trong cơ thể gặp phải tình trạng bị viêm nhiễm, các dưỡng chất cần thiết trong máu sẽ được đẩy đến để tập trung hồi phục các mô quanh nội tạng đang bị viêm. Điều này khiến lượng máu bị sụt giảm, tốc độ dòng chảy trong lưu lượng máu chậm lại khiến thiết hụt lượng lớn, gây hạ huyết áp.
Cơ thể có vấn đề về nội tiết
Những triệu chứng suy giảm chức năng tuyến giáp, u tuyến giáp, tuyến thượng thận suy yếu, hạ đường huyết,… cũng như các chứng bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch… có thể khiến huyết áp bị hạ thấp hoặc tăng nhanh. Theo các chuyên gia, biến chứng trong quá trình sản xuất hormone, rối loạn nội tiết tố có thể khiến huyết áp bị hạ nhanh.
Dưỡng chất thiếu hụt nghiêm trọng
Dinh dưỡng thiếu hụt khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho cơ thể, thiếu máu, thường xuyên gặp phải tình trạng tụt đường huyết dẫn đến tình trạng hạ huyết áp liên tục. Cần cải thiện lại chế độ dinh dưỡng một cách tích cực. Nhằm để thể trạng cơ thể hồi phục kịp thời.
10 nguyên nhân gây hạ huyết áp thường gặp sau đây. Giúp ta có thể xác định tình trạng tụt huyết áp thường xuyên của bản thân là gì. Cần lưu ý và cải thiện để mức huyết áp cơ thể sớm ổn định trở lại. Ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp
– Bổ sung đa dạng dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm bổ máu như thịt bò, sữa, bí đỏ, đậu tương, trứng, rau lá xanh…
– Ăn mặn hơn một chút so với bình thường. Nếu như không mắc kèm các bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.
– Uống đủ nước tối thiểu 2 lít/ngày để duy trì thể tích tuần hoàn, ổn định huyết áp.
– Không sử dụng những loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia vì có thể gây mất nước.
– Không nên ăn quá no trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày và chú ý nhớ nghỉ ngơi sau ăn để tránh hiện tượng hạ huyết áp sau ăn.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh lo âu, căng thẳng quá mức.