Đồng Nai là tỉnh giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, với những thác nước, suối đẹp thu hút du khách. Với khung cảnh lãng mạn, hữu tình có một không hai của miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Đồng Nai là tỉnh cửa nằm vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đi đầu trong phát triển kinh tế. Đồng thời là điểm du lịch thu hút qua các dịp lễ tết nổi tiếng. Đồng Nai còn là vùng đất trù phú đã có hơn 300 con sông Đồng Nai hình thành và phát triển mang phù sa màu mỡ. Bao thăng trầm trong lịch sử đã tạo cho tiểu vùng văn hóa này một bản sắc dân tộc riêng.
Đồng Nai có bề dày truyền thống văn hóa dân gian do có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Đồng Nai là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Trong năm 2021 Đồng Nai cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Nhưng địa phương luôn đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho người dân. Theo chân chúng tôi để hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Kế hoạch triển khai cung ứng hàng hóa
Theo ông Lê Văn Lộc – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai – trong thời điểm hiện nay dịch diễn biến phức tạp, việc lưu thông hàng hóa sẽ gặp khó khăn. Do đó Sở Công Thương đã đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các TTTM, siêu thị xây dựng kế hoạch. Nhằm dự trữ nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Sẵn sàng cung ứng cho thị trường với giá hợp lý. Đối với các doanh nghiệp (DN) đang cam kết tham gia chương trình bình ổn giá của tỉnh. Sở Công Thương yêu cầu đảm bảo nguồn hàng đã đăng ký. Sẵn sàng cung ứng cho thị trường khi có biến động về tăng giá, khan hiếm hàng hóa. Đồng thời xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa. Nhằm phục vụ người dân trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Công tác bình ổn giá bán trên các địa bàn hoạt động
Riêng với các hợp tác xã và các đơn vị đang tham gia bán hàng bình ổn giá đã được địa phương thẩm định vay vốn thực hiện chương trình. Phải đảm bảo nguồn hàng dự trữ phục vụ công tác bình ổn giá theo kế hoạch. Phát triển mạng lưới cung ứng, sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn khi có bệnh dịch xảy ra. Và có niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Đại diện nhiều siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Tp Biên Hòa cho biết vẫn chủ động đảm bảo nguồn cung ứng các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm. Qua đó tình trạng người dân đổ xô đi mua sắm tích trữ hàng hóa cũng “hạ nhiệt”.
Để tránh trường hợp đầu cơ, găm hàng hay các trường hợp mua quá nhiều hàng hóa. Nhiều siêu thị chủ động tìm kiếm phân luồng khách vào mua sắm. Giới hạn số lượng hàng hóa nhu yếu phẩm mà một khách hàng muốn được mua cùng lúc. Nhất là đối với mặt hàng sản phẩm trứng gia cầm.
Chia sẻ của bà Hoàng Thị Tố Uyên – Phó Giám đốc Co.opmart Biên Hòa
Theo bà Hoàng Thị Tố Uyên – Phó Giám đốc Co.opmart Biên Hòa. Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân, các TTTM, siêu thị đã tăng cường lượng hàng hóa dự trữ gấp 2 – 10 lần ngày thường. Nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài. Giá trị dự trữ các mặt hàng thiết yếu (gạo, mì gói, nước chấm, gia vị, đồ hộp…) trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 230 tỷ đồng. Trong đó, các TTTM, siêu thị khoảng 80 tỷ đồng. Các chợ, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, tạp hóa trên 150 tỷ đồng.
Các đơn vị được vay vốn ngân sách tham gia chương trình bình ổn năm 2020- 2021
Đối với hàng bình ổn, đến nay các địa phương đã thẩm định cho 7 đơn vị được vay vốn ngân sách tham gia chương trình bình ổn giá năm 2020- 2021. Tổng số tiền 3,3 tỷ đồng và vận động được 49 hộ kinh doanh tham gia bình ổn giá không vay vốn ngân sách. Đồng thời, Sở Công Thương làm việc và đề nghị 14 DN cam kết dự trữ hàng hoá tham gia bình ổn thị trường. Với đầy đủ các mặt hàng, thực phẩm thiết yếu. Như gạo, thịt heo, thịt gà, nước chấm, trứng gia cầm, mì gói, thực phẩm chế biến, nước uống. Với tổng số hàng dự trữ trên 2.091 tỷ đồng.
Các ngành hàng cung ứng cho thị trường
Thông tin cụ thể về từng ngành hàng cung ứng cho thị trường, theo Sở Công Thương, đối với mặt hàng rau, củ quả, tỉnh hiện có 3 chợ chuyên cung cấp sỉ các mặt hàng rau, củ quả. Với sản lượng tiêu thụ mỗi ngày khoảng 710 – 760 tấn/ngày đêm. Chợ đầu mối Dầu Giây 200 – 350 tấn/ngày/đêm. Chợ Tân Biên 500 tấn/ngày đêm, chợ Long Thành 10 tấn/ngày. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh, hiện 2 chợ đầu mối đã đóng cửa. Đến ngày 22/7 vừa qua chợ đầu mối Dầu Giây mở cửa lại. Và nhập về 148 tấn hàng hóa/ngày đêm.
Đối với sản phẩm từ chăn nuôi (như thịt heo, gà, trứng gia cầm), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 2,484 triệu con. Tổng đàn gà khoảng 24,859 triệu con. Số lượng này đủ để cung cấp cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, các DN lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP – Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh, Công ty CJ Vina… cam kết cung cấp đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Với tình hình dự trữ, cung ứng như trên, hiện nay, hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dồi dào. Với mẫu mã đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân.