Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm nổi bật về tự nhiên hiếm có trên thế giới. Bản chất không chỉ là thế mạnh mà còn là nhược điểm của vùng. Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ phù sa bồi đắp và được bồi đắp từ từ qua các thời kỳ biến đổi của mực nước biển. Trải qua nhiều năm, dần dần hình thành nên những cồn cát ven biển. Với hệ thống đất đai màu mỡ và hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, Đồng bằng sông Cửu Long là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản.
Bên cạnh đó, vùng đất này đã trải qua nhiều thiên tai mỗi năm. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tận dụng các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội. Trong năm 2021 khu vực này cũng bị ảnh hưởng lớn đến kinh tế cũng như đời sống người dân ở đây. Theo chân chúng tôi để hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Nhiều tỉnh ĐBSCL đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu
Theo ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre, trong những ngày qua, Cục QLTT đã phối hợp với Sở Công Thương tổ chức nhiều đoàn khảo sát các DN lớn. Về cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. Qua khảo sát 9 huyện, thành phố, đánh giá nguồn hàng hóa dồi dào, đảm bảo cung ứng. Đặc biệt là mặt hàng gạo, ngoài Công ty Lương thực Bến Tre đã có kế hoạch dự trữ. Thì các DN phân phối lớn trên địa bàn cũng còn trữ sản lượng gạo khá nhiều. Đó là chưa kể các cửa hàng gạo, tạp hóa tại các xã, phường vẫn còn gạo để cung ứng.
Nguồn cung các loại thực phẩm như mì tôm, thực phẩm đóng hộp đã ổn định. Và gần bằng thời điểm dịch chưa bùng phát. Về nguồn hàng rau, củ, quả, Sở Công Thương Bến Tre đã đề nghị các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thống kê lại sản lượng hàng hóa nông sản tại địa bàn. Để cung ứng, mặt hàng nào chưa đảm bảo thì điều phối từ tỉnh khác về. Nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội.
Chia sẻ của bà Nguyễn Thụy Phương Lan – Giám đốc Siêu thị Co.opmart Bến Tre
Theo bà Nguyễn Thụy Phương Lan – Giám đốc Siêu thị Co.opmart Bến Tre. Hàng hóa đã về gấp đôi so với ngày thường, giá không tăng và có khuyến mãi. Bên cạnh mở cửa phục vụ người dân sớm hơn 2 giờ so với lúc bình thường. Siêu thị cũng đẩy mạnh việc bán hàng qua điện thoại, qua các App. Để khách hàng có thể mua hàng hóa tại nhà trong thời gian giãn cách. Hàng về siêu thị theo từng đợt chứ không về liên tục. Đối với mặt hàng rau, củ, quả được siêu thị nhập hàng trực tiếp từ Đà Lạt về 3 đợt/ngày. Qua đó đảm bảo đủ sản lượng cung cấp người tiêu dùng. Bình quân, Co.opmart nhập về 7 – 9 tấn hàng/ngày.
Chia sẻ của ông Đặng Văn Tuấn – quyền Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang
Theo ông Đặng Văn Tuấn – quyền Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang, thực hiện Chỉ thị số 07 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường. Chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Sở đã tham mưu UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch ứng phó với các cấp độ dịch bệnh. Đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu liên tục không gián đoạn.
Hiện trên địa bàn Tiền Giang có 175 chợ đang hoạt động, 4 siêu thị, 94 cửa hàng bách hóa, tiện ích. Và nhiều cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ khác trên địa bàn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân. Nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Như gạo, mỳ gói, dầu ăn, nước uống… với giá cả ổn định.
Chia sẻ của ông Hà Vũ Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Tp Cần Thơ
Ông Hà Vũ Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Tp Cần Thơ – cho biết, trong những ngày đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn Tp Cần Thơ diễn ra thuận lợi. Hàng hóa dồi dào trong các kênh phân phối, sức mua hàng hóa tại các hệ thống siêu thị đến nay ghi nhận giảm khoảng 10% so với thời điểm chuẩn bị và những ngày mới thực hiện giãn cách. Tp Cần Thơ hiện cũng đang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng triển khai nhiều hoạt động, đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu, thông qua việc duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán hàng bình ổn giá, khu vực thực hiện mô hình đưa chợ ra phố.
Kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa
Công tác kiểm tra, giám sát tại Tp Cần Thơ
Tại Tp Cần Thơ, Cục QLTT Tp Cần Thơ cũng đã công bố đường dây nóng của lãnh đạo Cục và các đội QLTT để người dân phản ánh kịp thời. Qua đó, công tác kiểm tra, giám sát thị trường tại Tp Cần Thơ được thực hiện khá tốt. Các đội QLTT trực thuộc đóng tại địa bàn các quận, huyện tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, tuyên truyền thực hiện 5K tại nơi kinh doanh hàng hóa. Vì thế thời gian qua, đặc biệt giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, Tp Cần Thơ không xảy ra trường hợp tích trữ, tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng phòng, chống dịch; các giải pháp chống giả mạo, gian lận xuất xứ, đặc biệt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhóm hàng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh xử lý đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Tăng cường quản lý, giám sát tại Bến Tre
Bến Tre sẽ tiếp tục phân công phụ trách các đội tăng cường quản lý, bám sát địa bàn. Để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Liên quan đến việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để bình ổn thị trường. Tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá trong giai đoạn giãn cách xã hội. Đồng thời, giải đáp nhanh những thắc mắc của người dân liên quan về vấn đề giá cả hàng hóa. Kịp thời kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc tăng giá bất hợp lý.
Kiểm soát và cung ứng hàng hóa tại Tiền Giang
Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cũng cho hay. Đến nay giá cả thị trường trên địa bàn của tỉnh đã được kiểm soát tốt. Chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu và hàng hóa khác trên địa bàn Tiền Giang vẫn đảm bảo ổn định. Và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nói chung.